Truyền thống Hội Sinh Viên Việt Nam, Hội Sinh viên Tp Hồ Chí Minh
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Truyền thống Hội Sinh Viên Việt Nam, Hội Sinh viên Tp Hồ Chí Minh
Trong những năm 1949-1950, phong trào đấu tranh của sinh viên học sinh diễn ra rầm rộ, liên tục và rộng khắp từ Nam chí Bắc nhằm chống thực dân Pháp xâm lược và sự can thiệp của Mỹ, chống "độc lập" giả hiệu, chống khủng bố đàn áp, đòi đảm bảo an ninh cho sinh viên, học sinh, đòi được học bằng tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt). Ngày 9-1-1950, Đoàn thanh niên Cứu quốc và Đoàn học sinh Sài Gòn - Chợ Lớn đã vận động và tổ chức cho gần 10.000 SVHS nhân dân Sài Gòn- Chợ Lớn, biểu tình đòi đảm bảo an ninh cho SVHS học tập và trả tự do cho HSSV bị bắt. Bọn cảnh sát và lính lê dương đã đàn áp dã man đoàn biểu tình và giết hại anh Trần Văn Ơn, một thanh niên tiêu biểu cho lòng yêu nước và ý chí đấu tranh bất khuất của HSSV. Thanh niên học sinh cả nước đều tổ chức bãi khóa phản đối địch khủng bố tàn sát học sinh Sài Gòn và làm lễ truy điệu anh Trần Văn Ơn. Run sợ trước khí thế đấu tranh sục sôi của nhân dân Sài Gòn, Thủ hiến Trần Văn Hữu đã hứa thỏa mãn các yêu sách: mở cửa các trường, trả tự do cho các học sinh bị bắt, nhận những công nhân bị sa thải vì đã bãi công để dự đám tang trò Ơn, cho phép ra lại những tờ báo đã bị đóng cửa vì đã loan tin các cuộc đấu tranh của quần chúng.
Tháng 2 năm 1950, Đại hội Liên đoàn thanh niên Việt Nam tại Việt Bắc đã quyết định chọn ngày 09/01 làm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam.
Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ 5 (11/1993) tổ chức tại thủ đô Hà Nội đã quyết định lấy ngày 9 tháng 1 làm ngày truyền thống Hội Sinh viên Việt Nam.
HỘI SINH VIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH :
Đầu năm học 1985 - 1986, Ủy ban trù bị Hội Sinh viên thành phố được thành lập do đ/c Trần Quốc Huy - UVTV, Trưởng ban trường học Thành Đoàn làm Chủ tịch. Bên cạnh đó, tổ chức Hội cơ sở ở nhiều trường Đại học đã hình thành và hoạt động khá mạnh trong các năm học 1985 - 1986, 1986 - 1987. Tuy nhiên vào những năm tiếp theo do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khác nhau, Hội Sinh viên các trường hoạt động không hiệu quả và đi đến tan rã, Ủy ban trù bị Hội Sinh viên thành phố cũng ngưng hoạt động. Suốt giai đoạn 1989 - 1993, Ủy ban trù bị Hội Sinh viên thành phố không còn tồn tại trên thực tế.
Tháng 11/1993, Ủy ban trù bị Hội Sinh viên thành phố được khôi phục với 18 thành viên. Thí điểm thành lập Hội Sinh viên trong 4 trường Đại học trọng điểm : Tổng hợp, Kinh Tế, Sư Phạm và Bách Khoa. Hoạt động Hội Sinh viên thành phố đã từng bước khởi sắc và phát triển.
Ngày 25 và 26/10/1995 Đại hội thành lập Hội Sinh viên Việt Nam TP.Hồ Chí Minh đã được tổ chức với sự tham gia của 217 đại biểu chính thức. Đại hội đã hiệp thương cử Ban Chấp hành gồm 27 thành viên do đồng chí Nguyễn Thành Phong làm Chủ tịch.Nét nổi bật trong phong trào sinh viên thành phố những năm qua là các Chiến dịch tình nguyện được tổ chức liên tục. Kể từ 1995 khi Ủy ban trù bị Hội Sinh viên thành phố tổ chức chiến dịch Ánh sáng văn hóa đầu tiên, thì các chiến dịch Ánh sáng văn hóa hè vào năm 1995, 1996 đến chiến dịch Tình nguyện Mùa hè xanh từ năm 1997 đã được tổ chức với quy mô ngày càng lớn về địa bàn và lực lượng tham gia. Trong thời kỳ đổi mới, phong trào sinh viên tình nguyện từ Thành phố Hồ Chí Minh đã được nhân rộng ra cả nước.
Bên cạnh đó, xác định nhiệm vụ học tập là quan trọng hàng đầu của sinh viên. Hội Sinh viên TP đẩy mạnh phong trào sinh viên nghiên cứu khoa học, vận dụng linh hoạt nhiều biện pháp giúp sinh viên tiếp cận với công tác nghiên cứu như : báo cáo kinh nghiệm thực hiện đề tài khoa học, chuyên đề phương pháp luận, tổ chức giao lưu với những nhà khoa học, tổ chức các tuần lễ khoa học trong sinh viên, Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên... Trên cơ sở đó, vận động sinh viên đăng ký tham gia thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học.
Hội Sinh viên Thành phố cùng với các cơ sở Hội đã đẩy mạnh việc vận động hỗ trợ sinh viên như giới thiệu nhà ở, việc làm thêm, mở rộng các nguồn học bổng khuyến khích sinh viên học giỏi, tổ chức tuyên dương sinh viên điển hình tiên tiến... đến nay đã có hàng nghìn loại học bổng xã hội khác nhau cho hỗ trợ cho sinh viên. Đặc biệt, các loại học bổng giá trị cao, tài trợ dài hạn đối với sinh viên xuất sắc do Hội Sinh viên Việt Nam TP Hồ Chí Minh tổ chức có giá trị hổ trợ, khuyến khích, động viên to lớn đối với sinh viên.
Hội Sinh viên Thành phố đã thực hiện nhiều nội dung, biện pháp để giúp sinh viên ổn định cuộc sống phù hợp với điều kiện học tập tại Thành phố, tìm việc làm thêm cho sinh viên để tự lo liệu nhu cầu hàng ngày, tìm kiếm chỗ thực tập, nguồn vay tín dụng ... Nổi bật là Trung tâm Hỗ trợ sinh viên thành phố, văn phòng hỗ trợ sinh viên của Hội Sinh viên các trường, các CLB đội nhóm giúp sinh viên được tiếp cận với thực tế, cơ sở thực tập. các hoạt động đó, một mặt đã góp phần làm giảm bớt những khó khăn về điều kiện học tập, sinh hoạt, giúp một bộ phận đáng kể sinh viên ổn định, yên tâm trong học tập; mặt khác góp phần giáo dục tinh thần tương trợ, tương thân trong sinh viên.
Nét nổi bật riêng có của hoạt động Hội Sinh viên thành phố so với trên phạm vi cả nước là việc tham gia vận động chỗ trọ cho thí sinh các vùng, miền về thi đại học trên địa bàn thành phố; tổ chức phòng đọc, tra cứu tài liệu, vận động sách cho sinh viên... Các hoạt động đó để lại ấn tượng tốt đẹp trong các bậc phụ huynh ở khắp nơi, tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức Hội cơ sở tiếp cận vận động sinh viên tham gia hoạt động từ năm thứ nhất, thể hiện vai trò người bạn đồng hành của sinh viên trên con đường học tập.
Đại hội đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam TP Hồ Chí Minh nhiệm kỳ II (2000 - 2005) diễn ra trong hai ngày 8,9/01/2000 với 400 đại biểu chính thức. Đại hội đã hiệp thương cử Ban Chấp hành gồm 29 đồng chí, đồng chí Võ Văn Thưởng làm Chủ tịch. đã thống nhất khẩu hiệu hành động "Sinh viên thành phố tiếp bước truyền thống, rèn đức, luyện tài vì sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và 4 cuộc vận động:
- Cuộc vận động "Vượt khó học giỏi"
- Cuộc vận động "Sống đẹp".
- Cuộc vận động "Tình nguyện vì Cộng đồng".
- Cuộc vận động "Mở rộng vòng tay bè bạn"
Tháng 2 năm 1950, Đại hội Liên đoàn thanh niên Việt Nam tại Việt Bắc đã quyết định chọn ngày 09/01 làm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam.
Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ 5 (11/1993) tổ chức tại thủ đô Hà Nội đã quyết định lấy ngày 9 tháng 1 làm ngày truyền thống Hội Sinh viên Việt Nam.
HỘI SINH VIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH :
Đầu năm học 1985 - 1986, Ủy ban trù bị Hội Sinh viên thành phố được thành lập do đ/c Trần Quốc Huy - UVTV, Trưởng ban trường học Thành Đoàn làm Chủ tịch. Bên cạnh đó, tổ chức Hội cơ sở ở nhiều trường Đại học đã hình thành và hoạt động khá mạnh trong các năm học 1985 - 1986, 1986 - 1987. Tuy nhiên vào những năm tiếp theo do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khác nhau, Hội Sinh viên các trường hoạt động không hiệu quả và đi đến tan rã, Ủy ban trù bị Hội Sinh viên thành phố cũng ngưng hoạt động. Suốt giai đoạn 1989 - 1993, Ủy ban trù bị Hội Sinh viên thành phố không còn tồn tại trên thực tế.
Tháng 11/1993, Ủy ban trù bị Hội Sinh viên thành phố được khôi phục với 18 thành viên. Thí điểm thành lập Hội Sinh viên trong 4 trường Đại học trọng điểm : Tổng hợp, Kinh Tế, Sư Phạm và Bách Khoa. Hoạt động Hội Sinh viên thành phố đã từng bước khởi sắc và phát triển.
Ngày 25 và 26/10/1995 Đại hội thành lập Hội Sinh viên Việt Nam TP.Hồ Chí Minh đã được tổ chức với sự tham gia của 217 đại biểu chính thức. Đại hội đã hiệp thương cử Ban Chấp hành gồm 27 thành viên do đồng chí Nguyễn Thành Phong làm Chủ tịch.Nét nổi bật trong phong trào sinh viên thành phố những năm qua là các Chiến dịch tình nguyện được tổ chức liên tục. Kể từ 1995 khi Ủy ban trù bị Hội Sinh viên thành phố tổ chức chiến dịch Ánh sáng văn hóa đầu tiên, thì các chiến dịch Ánh sáng văn hóa hè vào năm 1995, 1996 đến chiến dịch Tình nguyện Mùa hè xanh từ năm 1997 đã được tổ chức với quy mô ngày càng lớn về địa bàn và lực lượng tham gia. Trong thời kỳ đổi mới, phong trào sinh viên tình nguyện từ Thành phố Hồ Chí Minh đã được nhân rộng ra cả nước.
Bên cạnh đó, xác định nhiệm vụ học tập là quan trọng hàng đầu của sinh viên. Hội Sinh viên TP đẩy mạnh phong trào sinh viên nghiên cứu khoa học, vận dụng linh hoạt nhiều biện pháp giúp sinh viên tiếp cận với công tác nghiên cứu như : báo cáo kinh nghiệm thực hiện đề tài khoa học, chuyên đề phương pháp luận, tổ chức giao lưu với những nhà khoa học, tổ chức các tuần lễ khoa học trong sinh viên, Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên... Trên cơ sở đó, vận động sinh viên đăng ký tham gia thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học.
Hội Sinh viên Thành phố cùng với các cơ sở Hội đã đẩy mạnh việc vận động hỗ trợ sinh viên như giới thiệu nhà ở, việc làm thêm, mở rộng các nguồn học bổng khuyến khích sinh viên học giỏi, tổ chức tuyên dương sinh viên điển hình tiên tiến... đến nay đã có hàng nghìn loại học bổng xã hội khác nhau cho hỗ trợ cho sinh viên. Đặc biệt, các loại học bổng giá trị cao, tài trợ dài hạn đối với sinh viên xuất sắc do Hội Sinh viên Việt Nam TP Hồ Chí Minh tổ chức có giá trị hổ trợ, khuyến khích, động viên to lớn đối với sinh viên.
Hội Sinh viên Thành phố đã thực hiện nhiều nội dung, biện pháp để giúp sinh viên ổn định cuộc sống phù hợp với điều kiện học tập tại Thành phố, tìm việc làm thêm cho sinh viên để tự lo liệu nhu cầu hàng ngày, tìm kiếm chỗ thực tập, nguồn vay tín dụng ... Nổi bật là Trung tâm Hỗ trợ sinh viên thành phố, văn phòng hỗ trợ sinh viên của Hội Sinh viên các trường, các CLB đội nhóm giúp sinh viên được tiếp cận với thực tế, cơ sở thực tập. các hoạt động đó, một mặt đã góp phần làm giảm bớt những khó khăn về điều kiện học tập, sinh hoạt, giúp một bộ phận đáng kể sinh viên ổn định, yên tâm trong học tập; mặt khác góp phần giáo dục tinh thần tương trợ, tương thân trong sinh viên.
Nét nổi bật riêng có của hoạt động Hội Sinh viên thành phố so với trên phạm vi cả nước là việc tham gia vận động chỗ trọ cho thí sinh các vùng, miền về thi đại học trên địa bàn thành phố; tổ chức phòng đọc, tra cứu tài liệu, vận động sách cho sinh viên... Các hoạt động đó để lại ấn tượng tốt đẹp trong các bậc phụ huynh ở khắp nơi, tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức Hội cơ sở tiếp cận vận động sinh viên tham gia hoạt động từ năm thứ nhất, thể hiện vai trò người bạn đồng hành của sinh viên trên con đường học tập.
Đại hội đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam TP Hồ Chí Minh nhiệm kỳ II (2000 - 2005) diễn ra trong hai ngày 8,9/01/2000 với 400 đại biểu chính thức. Đại hội đã hiệp thương cử Ban Chấp hành gồm 29 đồng chí, đồng chí Võ Văn Thưởng làm Chủ tịch. đã thống nhất khẩu hiệu hành động "Sinh viên thành phố tiếp bước truyền thống, rèn đức, luyện tài vì sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và 4 cuộc vận động:
- Cuộc vận động "Vượt khó học giỏi"
- Cuộc vận động "Sống đẹp".
- Cuộc vận động "Tình nguyện vì Cộng đồng".
- Cuộc vận động "Mở rộng vòng tay bè bạn"
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết